Đồng bằng sông Cửu Long: Chớp lấy cơ hội vàng cho xuất khẩu lao động


Chiều ngày 28/8/2022 Tổng Giám đốc Esuhai Group ông Lê Long Sơn đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh vấn đề xuất khẩu lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình được phát sóng trên Kênh VOV Giao thông Mekong – Trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và phát trực tiếp tại Fanpage Mekong FM 90Mhz, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Trong 10 năm trở lại đây, việc xuất khẩu lao động ở các tỉnh miền Tây ghi nhận nhiều kết quả khả quan với hàng ngàn lao động được xuất cảnh. Từ đó giải quyết việc làm, nâng cao nguồn thu nhập chất lượng cuộc sống cho người dân, kiến tạo nguồn nhân lực địa phương, đóng góp lớn cho kinh tế – xã hội toàn vùng cũng như cả nước.

Để giúp người lao động hiểu rõ hơn về mức phí sàn khi tham gia lao động ngoài nước, Tổng giám đốc Lê Long Sơn đã chia sẻ cụ thể chi phí dịch vụ tham gia lao động ngoài nước cho quý thính giả dựa trên Luật số 69/2020/QH14 từ tháng 1/2022. Tiền dịch vụ mà người lao động trả cho doanh nghiệp phái cử sẽ “không quá 03 tháng tiền lương cơ bản của người lao động”.

Do đó, mức chi phí tham gia lao động ngoài nước giảm đáng kể. Theo ông Sơn, đây chính là cơ hội để người lao động các tỉnh kịp thời nắm bắt cơ hội nghề nghiệp bản thân.

Riêng tại Esuhai, ngoài việc chú trọng đào tạo tiếng Nhật, phía công ty còn giải quyết những khó khăn cho người lao động:
“Là một doanh nghiệp hơn 16 năm kinh nghiệm đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc, chúng tôi luôn kịp thời nắm bắt các thông tin chính sách thay đổi để tuyên truyền và trực tiếp liên lạc hướng dẫn cho học viên, lao động khi có những cơ chế đổi mới về thông tin xuất cảnh. Ngoài ra đội ngũ nhân sự công ty Esuhai làm việc tại Nhật sẽ hỗ trợ cho người lao động khi gặp các vấn đề pháp lý hoặc khó khăn trong sinh hoạt.”

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

QCQC

Bên cạnh những nỗ lực xây dựng hình ảnh lao động Việt Nam chất lượng, chuyên nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn luận nhằm lành mạnh hoá thị trường lao động:
“Vấn đề còn lại là người lao động cần tìm hiểu rõ những công ty nào an toàn, uy tín và sở hữu mức chi phí hợp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, chương trình, các trung tâm giới thiệu việc làm ở tỉnh và trang thông Cục quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) ,.. để tránh bị lừa gạt khi tham gia lao động ngoài nước.” – Ông Lê Long Sơn nhận định.

Tham gia tọa đàm còn có những đóng góp và chia sẻ từ bà Nguyễn Thị Minh Tuyết – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp và ông Nguyễn Đại Tánh – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An.

Là tỉnh thành dẫn đầu trong trong cơ cấu đưa người lao động làm việc ở nước ngoài, bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, PGĐ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cho hay luôn chú ý đến việc chọn lựa đơn vị đào tạo xuất khẩu lao động:
“Chất lượng lao động là yếu tố then chốt, tạo sự bền vững cho công tác đưa người lao động sang nước ngoài làm việc bằng cách giữ uy tín đơn vị giới thiệu lao động. Muốn vậy, người lao động phải được trang bị kiến thức cơ bản về đất nước, con người cho đến tác phong, văn hóa. Đặc biệt là chủ lực lao động. Chúng tôi đã kết nối với rất nhiều đơn vị đào tạo lao động, trong đó có công ty Esuhai và được đánh giá cao về chất lượng nguồn lao động.”

Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê cho thấy dân số độ tuổi vàng của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ước tính có khoảng 12,2 triệu người, gấp đôi dân số của đất nước Singapore và hơn gấp rưỡi dân số Hong Kong. Đây chính là cơ hội vàng để lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Buổi tọa đàm không chỉ mang đến góc nhìn cận cảnh về vấn đề thúc đẩy xuất khẩu lao động tại các tỉnh thành mà còn góp phần giải quyết bài toán an sinh xã hội, phát triển kinh tế của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

No comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.